7 lưu ý trong quá trình vận hành hệ thống điện mặt trời

  1. 2022/05/12
Vận hành và bảo trì (O&M) là một trong những cách đơn giản và thực tế nhất giúp hệ thống điện mặt trời của bạn hoạt động hiệu quả nhất có thể. Quá trình O&M được thực hiện tốt có thể làm tăng tuổi thọ của các thiết bị, phòng ngừa và hạn chế sự suy giảm và tổn thất đến mức thấp nhất. Giúp cho hệ thống điện mặt trời hoạt động ổn định suốt vòng đời, mang lại lợi nhuận tối đa cho các nhà đầu tư.

7 lưu ý trong quá trình vận hành hệ thống điện mặt trời

Vận hành và bảo trì (O&M) là một trong những cách đơn giản và thực tế nhất giúp hệ thống điện mặt trời của bạn hoạt động hiệu quả nhất có thể. Quá trình O&M được thực hiện tốt có thể làm tăng tuổi thọ của các thiết bị, phòng ngừa và hạn chế sự suy giảm và tổn thất đến mức thấp nhất. Giúp cho hệ thống điện mặt trời hoạt động ổn định suốt vòng đời, mang lại lợi nhuận tối đa cho các nhà đầu tư.

Dưới đây là 7 điều cần lưu ý để đảm bảo hệ thống điện mặt trời hoạt động ổn định và hiệu quả.

Kiểm tra tổng quát

Sau khi một hệ thống Điện năng lượng mặt trời được hoàn tất lắp đặt và bước đầu đưa vào sử dụng, quá trình O&M cũng cần được tính đến và lên kế hoạch rõ ràng. Ít nhất mỗi năm 2 lần, đơn vị O&M cần kiểm tra các yếu tố sau đây:

Bảo trì hệ thống điện năng lượng mặt trời

  • Đảm bảo các tấm pin năng lượng mặt trời có khả năng thoát nước tốt, nước không bị tích tụ lâu ngày gây ảnh hưởng đến tuổi thọ tấm pin.
  • Đảm bảo các điểm khoan xuyên mái nhà xưởng chống nước tốt.
  • Kiểm tra khu vực tủ điện, khu vực đặt Inverter, đảm bảo chỉ người có thẩm quyền mới có thể tiếp cận các khu vực này.
  • Kiểm tra sự ăn mòn, rỉ sét của các chi tiết giá đỡ.
  • Kiểm tra dây dẫn trong máng điện.
  • Không để dây dẫn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nền (Tole) của khu vực lắp đặt.
  • Kiểm tra các dấu hiệu của côn trùng, chuột gián trong khu vực tủ điện kỹ thuật, inverter,…

Kiểm tra chi tiết

Sau bước kiểm tra tổng quát, cần thực hiện kiểm tra chi tiết từng thành phần của hệ thống điện năng lượng mặt trời. Quá trình này cần được thực hiện và ghi chú bằng nhật ký bảo trì hệ thống điện mặt trời mỗi 3-6 tháng.

Tấm Pin năng lượng mặt trời

Tấm Pin năng lượng mặt trời là thành phần cần được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên nhất trong các hệ thống Điện năng lượng mặt trời. Người thực hiện cần sử dụng chổi với đầu chổi lông mềm để tránh ảnh hưởng đến mặt kính của các tấm pin. Sử dụng nước mềm cùng với chất tẩy rửa chuyên dụng để đạt được hiệu quả làm sạch tối đa. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý lau sạch phần nước còn đọng trên tấm pin sau khi vệ sinh.

Chú ý: Loại nước tiêu chuẩn dùng để vệ sinh tấm Pin là nước mềm với chỉ số TDS (tổng chất rắn hòa tan) nhỏ hơn 250 ppm (phần triệu), mức độ clo nhỏ hơn 250 ppm và độ canxi nhỏ hơn 250 ppm. Chất lượng nước cần được kiểm định mỗi 6 tháng một lần.

Đối với các chất bẩn bám cặn gây khó khăn trong việc vệ sinh (phân chim, rỉ,…) cần tăng lượng chất tẩy rửa sử dụng và hạn chế sử dụng thiết bị vệ sinh có đầu cứng có thể ảnh hưởng đến bề mặt kính của tấm pin năng lượng mặt trời.

 

Vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời bằng chổi có đầu chổi lông mềm

Inverter

Các loại Inverter thông dụng hiện nay cần được bảo dưỡng mỗi quý một lần (khuyến cáo của nhà sản xuất). Tuy nhiên đối với các khu vực có nhiều bụi hơn, công việc này nên được thực hiện 1-2 tháng/1 lần. Hệ thống thông gió của các Inverter cần được làm sạch để đảm bảo nhiệt độ làm việc của Inverter. Các thông số hoạt động như Điện áp, Công suất,… của Inverter cần được ghi lại vào sổ nhật ký hoạt động. Đây là tham số để đánh giá hoạt động của Inverter sau này.

Dây cáp, đầu nối

Các mối nối giữa MC4 âm và dương cần được kiểm tra cẩn thận và không được phép xuất hiện các khe hở. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hỏa hoạn ở các hệ thống điện năng lượng mặt trời.

 

Kiểm tra chất lượng điện định kỳ

Trạm biến áp

Các hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới với Trạm biến áp công suất tính bằng Megawatt thì các thông số vận hành như OTI (nhiệt độ dầu), WTI (nhiệt độ cuộn dây) và mức dầu cần được theo dõi hàng ngày. Các thông số này cần được thu nhập tại 3 lần/ngày ( lúc 11h, 14h và 16h – đây là các thời điểm công suất hệ thống thay đổi với biên độ lớn). Bên cạnh đó các trạm biến áp cũng cần được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ 6 tháng một lần.

Bảo vệ đối với các yếu tố môi trường

Để hệ thống hoạt động liên tục và hạn chế sự cố, các thành phần của hệ thống cần được niêm phong, đóng kín đúng cách. Điều này hạn chế đáng kể sự xâm nhập của côn trùng hay chuột làm hư hỏng thiết bị ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện mặt trời.

Giám sát từ xa

Một hệ thống điện mặt trời cần được theo dõi hoạt động liên tục để phát hiện và xử lý sự cố kịp thời. Cũng như có thể giám sát hiệu suất của hệ thống từ đó đánh giá và điều chỉnh kế hoạch O&M nếu cần thiết.

Các chú đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời chắc chắn luôn muốn hệ thống của mình hoạt động ổn định và hiệu quả, từ đó thu được mức lợi nhuận tối ưu nhất. Do đó, chi phí O&M điện mặt trời nên được cân nhắc như một thành phần tất yếu. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp bên trên sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất cứ vấn đề, thắc mắc nào liên quan đến vận hành hệ thống điện mặt trời, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ kịp thời.