Cũng giống như nhiều hệ thống máy móc khác, việc bảo hành, bảo trì hệ thống điện mặt trời áp mái là một trong những hoạt động quan trọng nhất để tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống năng lượng mặt trời.
Bảo trì hệ thống điện mặt trời áp mái là gì?
Bảo trì hệ thống điện mặt trời áp mái là các hoạt động kiểm tra, sửa chữa hay vệ sinh các bộ phận thuộc hệ thống điện như tấm pin, biến tần, dây cáp DC, AC…
Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời đóng một vài trò rất quan trọng trong hệ thống điện mặt trời áp mái để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, hạn chế những rủi ro và tối ưu tuổi thọ cũng như hiệu suất của các thiết bị trong hệ thống.
Tại sao cần bảo trì hệ thống điện mặt trời áp mái?
Việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống sẽ giúp các chủ đầu tư tránh được những tổn thất không mong muốn:
5 mốc thời gian cần lưu ý trong việc bảo trì hệ thống điện mặt trời áp mái
Hàng ngày/ Hàng tuần/ Hàng tháng
Hiện nay, với mỗi hệ thống điện mặt trời đều có một hệ thống giám sát từ xa được cung cấp. Với hệ thống này, chủ đầu tư nên theo dõi sản lượng điện sản xuất được mỗi ngày để kiểm tra hệ thống của mình hàng ngày/ hàng tuần/ hàng tháng có đang hoạt động bình thường và ổn định hay không.
Đối với các hệ thống không có hệ thống giám sát từ xa, có thể xem trực tiếp trên màn hình bộ hòa lưới hoặc công tơ điện lắp cùng hệ thống. Việc theo dõi hằng ngày thì không thật sự cần thiết, nhưng An Gia khuyến cáo nên kiểm tra tối thiểu 1 tháng 1 lần.
Dưới 3 tháng
Thông thường, trong thời gian dưới 3 tháng kể từ khi lắp đặt, chủ đầu tư chưa cần phải bảo trì hệ thống điện mặt trời áp mái. Bởi lẽ, nếu không có tác động ngoại lực mạnh lên các thiết bị hoặc các thiết bị có chất lượng quá kém, thì trong thời gian này, hệ thống vẫn đảm bảo đang hoạt động tốt và ổn định.
Hằng quý (3 tháng 1 lần)
Việc kiểm tra mức độ bám bẩn của hệ thống pin mặt trời nên được thực hiện hằng quý.
Đối với khu vực thành thị, hằng quý, bụi không bám nhiều trên bề mặt pin, chỉ cần kiểm tra nếu bạn có thể chứ không cần quá lo lắng vì bản thân tấm pin mặt trời chất lượng cao cũng đã có lớp chống bám bụi trên bề mặt, cộng với việc lắp đặt tấm pin có góc nghiêng giảm bụi.
Đối với những khu vực bụi nhiều như gần nhà máy nhiệt điện, gần nhà máy bê tông, xi măng, sân bay, đất nông nghiệp, đường cao tốc hay khu vực bờ biển,… bụi sẽ bám lên bề mặt tấm pin nhiều hơn mức bình thường nên hằng quý cũng nên vệ sinh cho hệ thống pin mặt trời.
Ngoài ra, ở một số khu vực lắp đặt ở vùng thấp và cây cối xung quanh có thể phát triển cao lên sau đó, chủ đầu tư nên lưu ý về việc đổ bóng của cây và lá cây rụng trên hệ thống pin mặt trời. Nên biết rằng, cây đổ bóng hoặc lá rụng trên hệ thống pin sẽ làm giảm hiệu suất pin đáng kể.
Tùy theo mức độ bám bẩn trên các tám pin mà chủ đầu tư có thể quyết định thời điểm vệ sinh hệ thống pin. Thông thường, hệ thống pin năng lượng mặt trời nên được vệ sinh ít nhất 2 lần/năm (2 quý 1 lần) để tăng hiệu quả tối đa. Đặc biệt, đối với các dự án điện năng lượng mặt trời được đặt gần nhà máy nhiệt điện, gần nhà máy bê tông, xi măng, sân bay, đất nông nghiệp, đường cao tốc hay khu vực bờ biển thì cần được vệ sinh thường xuyên hơn.
Hằng năm
Hằng năm, các chủ đầu tư nên kiểm tra các thông tin sau trong quá trình bảo trì hệ thống điện mặt trời áp mái:
Mỗi 5 năm
Việc kiểm tra tổng thể toàn hệ thống điện mặt trời là vô cùng cần thiết. Cần chú ý và đảm bảo rằng: hệ thống khung không gỉ sét, dây dẫn không bong tróc, hệ thống pin sạch sẽ, các thiết bị trong tủ điện vẫn vận hành tốt… Kiểm tra sản lượng điện hàng năm, sử dụng các thiết bị đo để kiểm tra hoạt động của các cầu chì, CB, các đầu nối… trong tủ điện. Một điều cần lưu ý là nếu sản lượng điện ổn định thì đa phần tủ điện và các thiết bị đang hoạt động tốt.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ O&M của các công ty chuyên nghiệp để bảo trì hệ thống điện mặt trời áp mái?
Trong thực tế, các chủ đầu tư của các hệ thống điện mặt trời hoàn toàn có thể tự theo dõi, chăm sóc, thực hiện công việc giám sát vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ O&M của các công ty chuyên nghiệp sẽ giúp các chủ đầu tư đạt được nhiều lợi ích sau:
Để hiểu rõ hơn về các loại hệ thống điện năng lượng mặt trời, bạn có thể tham khảo bài viết Hệ thống điện mặt trời độc lập là gì? Phân biệt với hệ thống điện hòa lưới và hòa lưới có lưu trữ?
An Gia với đội ngũ nhân viên và các chuyên viên kĩ thuật giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp hàng đầu trong ngành năng lượng điện mặt trời, chúng tôi tự tin sẽ giúp các chủ đầu tư giải quyết các nỗi lo về hệ thống điện mặt trời với dịch vụ O&M (Dịch vụ kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành). Ngoài ra, An Gia cũng cung cấp dịch vụ EPC (Tư vấn, thiết kế, chọn thiết bị, cung cấp thiết bị, thi công lắp đặt & hòa lưới) cho hệ thống điện mặt trời.