Cách khắc phục các sự cố trong quá trình sử dụng điện năng lượng mặt trời gia đình

  1. 2021/11/15
Khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình, các chủ đầu tư luôn mong muốn hệ thống của mình hoạt động với hiệu suất cao nhất. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều sự cố có thể xảy ra khiến cho hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình không đủ công suất ngay cả trong mùa hè với cường độ nắng và số giờ nắng cao. Khi đó việc kiểm tra và khắc phục các sự cố là điều vô cùng cần thiết.

Những sự cố nhỏ mà chủ đầu tư có thể tự khắc phục

Đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình, đôi khi sẽ gặp một vài sự cố nhỏ và các chủ hộ có thể chủ động tự khắc phục theo những cách dưới đây.

1. Sự cố trong lắp đặt hệ thống pin

Một điều cần lưu ý đầu tiên là trước khi lắp đặt các tấm pin lên mái nhà, hãy kiểm tra và ghi lại điện áp đầu vào của biến tần và cường độ dòng điện của từng tấm pin. Cần phải kiểm tra tất cả các thiết bị bảo vệ như: cầu chì, cầu giao tự ngắt, bộ chống sét lan truyền, MC4 và bộ đóng ngắt mạch điện DC được tích hợp sẵn trên inverter…trong trường hợp các tấm pin không sản sinh ra được dòng điện một chiều DC. Nếu cầu chì hỏng, cần tiến hành thay thế. Việc kiểm tra trực quan hệ thống để xác định các tổn hại dễ thấy ở các mô-đun và hệ thống dây điện là vô cùng cần thiết. Khi các đoạn dây điện bị hư hỏng và các mối nối lỏng lẻo hoặc bẩn trong các biến tần, cần thay thế tất cả các dây bị hư hỏng, làm sạch và thắt chặt lại tất cả các mối nối.

Khi gặp sự cố với mô-đun hoặc chuỗi pin, hãy tháo cầu chì và ghi lại các điện áp hở mạch và cường độ dòng điện cho mỗi chuỗi mạch. Nếu điện áp đầu ra thấp, có thể nguyên nhân là do một số module trong chuỗi bị lỗi hoặc bị ngắt kết nối, các khối có khiếm khuyết hay đi-ốt bị hỏng, tất cả đều cần phải được thay thế ngay. Ngoài ra, điện áp thấp cũng có thể là do hệ thống dây điện đi sai kết nối giữa các mô-đun trong chuỗi các hộp nối, hộp kết hợp, hoặc các biến tần. Hệ thống dây điện khi này có thể là có kích thước quá nhỏ hoặc chạy dây quá dài, gây ảnh hưởng tới cường độ dòng điện sản sinh ra của chuỗi pin lắp đặt. Để khắc phục sự cố này, cần phải tăng kích thước dây dẫn cho phù hợp.

Mây che phủ, tấm pin quá dơ, một khối có khiếm khuyết, hoặc một mô-đun bị hư hỏng chính là những tác nhân có thể gây ra cường độ dòng điện thấp. Một hoặc nhiều kết nối giữa các mô-đun trong chuỗi có thể bị hỏng, lỏng lẻo, hoặc bẩn và biện pháp xử lý hiệu quả nhanh chóng nhất là thay thế, thắt chặt hoặc làm sạch lại chúng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện ra lượng điện nhận vào không đạt như kỳ vọng, trước hết hãy kiểm tra lại các tấm pin có còn sạch sẽ và đã đặt đúng hướng nắng hay chưa. Cần quan sát xung quanh xem có những đối tượng có thể đổ bóng lên tấm pin hay không vì chúng chính là một trong những nguyên nhân khiến tấm pin không nhận được ánh sáng. Hãy tìm cách loại bỏ các chướng ngại vật không cần thiết hoặc đổi vị trí lắp đặt các tấm pin và vệ sinh các tấm pin sạch sẽ.

2. Sự cố về Inverter (biến tần điện mặt trời)

Khi nghi ngờ có sự cố về inverter trong hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình, cần tiến hành tắt nguồn để kiểm tra và phát hiện ra các lỗi.

Nhiều bộ inverter có màn hình hiển thị các chỉ số. Chính vì thế trước hết cần kiểm tra trên màn hình inverter để xác đinh được vấn đề lỗi phát sinh, từ đó đưa ra được cách giải quyết sự cố.

Tuy nhiên để đơn giản và kịp thời hơn, nhà sản xuất thường cung cấp cho người dùng phần mềm có thể theo dõi, giám sát trực tiếp các chỉ số cũng như cảnh báo lỗi trực tiếp trên điện thoại người dùng. Người dùng chỉ cần xem trực tiếp và gọi điện cho chuyên gia để được tư vấn và hướng dẫn cách xử lý lỗi nhanh nhất.

Sử dụng vôn kế và ampe kế để kiểm tra và lưu lại điện áp và dòng điện một chiều của Inverter. Cũng như kiểm tra điện áp và dòng điện xoay chiều đầu ra của bộ inverter. Nếu thấy có sự thiếu hụt lượng điện sinh ra từ bộ Inverter có thể là do một cầu chì đứt, cầu dao tự động bị ngắt, hoặc dây bị hỏng.

Vôn kế có thể được sử dụng để đo điện áp và dòng áp, từ đó, chủ hộ có thể tính ra công suất (kilowatt) đầu ra. Nếu bộ inverter có thể hiển thị tổng số KWh được sản xuất kể từ lần khởi động đầu tiên, hãy ghi lại tổng. Sử dụng con số này để so sánh với khả năng sản xuất điện của hệ thống pin quang điện của lần kiểm tra cuối. Việc thực hiện đo đạc ở phía tải AC của bộ inverter cũng cần được tiến hành vì lượng tải về bộ inverter có thể quá cao so với nhu cầu hiện tại. Trong trường hợp này, việc cần làm là giảm tải hoặc thay thế bộ inverter bằng một bộ khác có đầu ra lớn hơn.

Để đơn giản cho quá trình sử dụng nhà sản xuất inverter đã cũng cấp cho người sử dụng hệ thống giám sát và theo dõi hệ thống năng lượng mặt trời, dựa trên phần mềm, người dùng có thể dễ dàng theo dõi sản lượng điện và đưa ra đánh giá về hệ thống từ đó đưa ra được quyết định bảo hành và sửa chữa.

Cuối cùng, nếu vấn đề về bộ inverter vẫn tồn tại, hãy liên hệ với công ty sản xuất hoặc các công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình như An Gia để khắc phục sự cố.

3. Sự cố trong vấn đề truyền tải

Cũng như sự cố về bộ nghịch lưu, trước hết cần kiểm tra tất cả các thiết bị tải chuyển mạch trong toàn bộ hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình, xem liệu chúng có bị ngắt hay đặt sai vị trí không và đảm bảo rằng các tải đã được cắm vào. Nếu các thiết bị tải hoạt động chập chờn không trơn tru, hãy kiểm tra điện áp của hệ thống tại thời điểm kết nối của tải. Điện áp thấp có thể có nghĩa là các dây điện là quá nhỏ, dây điện đang sử dụng không phải là loại chuyên dụng cho hệ thống năng lượng mặt trời hoặc dây điện quá dài và cần được nâng cấp để giảm tổn thất điện năng. Tải cũng có thể là quá lớn đối với kích thước dây trong mạch và cần giảm tải trên các mạch, hoặc chạy dây có kích thước lớn hơn cho các mạch.

Tiếp theo, cầu chì và bộ ngắt mạch tự động cần được kiểm tra: Nếu có cầu chì bị đứt hay bộ phận ngắt mạch bị ngắt, xác định nguyên nhân và sửa chữa hoặc thay thế các thành phần bị lỗi; Nếu không có cầu chì bị đứt hay bộ phận ngắt mạch không bị ngắt, nguyên nhân sự cố có thể do một bộ phận bị chập điện bên trong có thể bị ngắt, hoặc có thể có một mạch trong động cơ bị hở. Trong trường hợp này, hãy cắm tải khác vào, và theo dõi hoạt động của nó.

4. Biến tần không khởi động lại sau lỗi lưới

Ngay khi khởi động lại lưới điện sau sự cố thì biến tần sẽ tự khởi động khi nhận được tín hiệu từ lưới điện. Nếu xảy ra sự cố inverter bị ngắt điện đột ngột, thể dẫn đến tình trạng inverter bị treo hoặc gặp sự cố khác.

Nhằm tránh những vấn đề này từ ban đầu thì các chủ đầu tư cần tìm mua các sản phẩm ở những địa chỉ có uy tín và có bảo hành. Cần biết rằng nếu bạn đang sống ở một khu vực mà kết nối lưới điện không ổn đinh thì lựa chọn biến tần phù hợp khá là quan trọng vì việc lưới điện bị ngắt đột ngột là việc thường xuyên có thể xảy ra.

5. Nhiệt tỏa ra từ bộ biến tần quá nóng

Nhiệt lượng tỏa ra quá nóng trong quá trình hoạt động của biến tần chính là dấu hiệu không tốt vì nhiệt độ cao trong biến tần sẽ ảnh hướng đến quá trình hoạt động và sản xuất của toàn bộ hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình. Thậm chí, quá trình sản xuất điện của hệ thống có thể bị dừng đột ngột nếu như lượng nhiệt đạt đến nhiệt độ tối đa.

Vấn đề này có thể được giải quyết nếu việc kiểm tra hệ thống và quạt thông gió của máy diễn ra thường xuyên. Cần lưu ý rằng nếu bạn đặt biến tần ở trong không gian kính thì có thể không đủ gió để quá trình giảm nhiệt có thể hoạt động tốt. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí lắp đặt, loại máy, công suất máy mà quá trình hoạt động của bộ biến tần có làm mát tốt hay không. Biện pháp tốt nhất là gia đình nên lắp đặt thêm các quạt làm mát và chuyển bộ biến tần đến một vị trí tốt thoáng gió hơn.

Những sự cố lớn mà chủ đầu tư cần liên hệ với các chuyên gia để xử lý

Bên cạnh những sự cố nhỏ trong quá trình sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình như đã kể trên, đôi khi cũng có những sự cố lớn, phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều. Khi đó, các chủ đầu tư không nên tự xử lý khắc phục vì ngoài việc khiến các các chủ đầu tư có thể tốn kém thêm chi phí bảo trì, bảo dưỡng và thay thế các thiết bị hư hỏng nặng, chúng cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là những sự cố phức tạp và nguy hiểm có thể xảy ra:

  1. Sự phân hủy và ăn mòn bên trong: Do hơi ẩm xâm nhập vào bảng điều khiển của hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình.
  2. Các vấn đề về điện: Hệ thống dây điện bị lỗi; Sự cố người dùng bị sốc điện, giật điện.
  3. Lỗi DC: Pin kém chất lượng; Lỗi cắm ngược cực âm – dương; Lỗi hồ quang điện DC; Xước dây; Lỗi chạm đất DC.
  4. Lỗi AC: Đấu nhầm pha; Kéo xước dây.
  5. Các sự cố liên quan đến tấm pin: Hiệu ứng PID của tấm pin mặt trời; Vết nứt nhỏ trên mặt tấm pin; Điểm nóng (Hotspot).
  6. Các vấn đề về mái nhà: Việc lắp đặt có thể làm hỏng mái nhà và gây thấm nước hoặc dột mưa.
  7. Sự cố hỏa hoạn: Có thể do dây dẫn điện bị đứt, hư hỏng, quy trình lắp đặt và sử dụng không đúng cách dẫn đến xung đột dòng điện…

Để biết thêm chi tiết về những sự cố lớn trên, bạn có thể đọc tiếp ở bài viết Hệ thống điện năng lượng mặt trời - Những sự cố và nguy hiểm có thể xảy ra.  

Khi có bất kì sự cố nào xảy ra trong hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình, để đảm bảo, các chủ đầu tư nên liên hệ ngay với các công ty có uy tín trong việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa để tránh tốn kém chi phí khổng lồ về sau hoặc có những sự cố đáng tiếc xảy ra. An Gia là một trong những công ty chuyên nghiệp mà các chủ đầu tư có thể tin tưởng trong việc thực hiện các công việc O&M (Dịch vụ vận hành, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa) hệ thống điện mặt trời.