Năng lượng sinh khối ở Việt Nam - Hiện trạng và triển vọng

  1. 2021/12/09
Năng lượng sinh khối ở Việt Nam được sử dụng để chỉ bất kỳ loại nhiên liệu tự nhiên phi hóa thạch và được phân loại dưới dạng hữu cơ hoặc có nguồn gốc từ thực vật. Loại nhiên liệu này được chuyển đổi thành các nguồn năng lượng có thể sử dụng trong đời sống con người. Mặc dù tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượng sinh khối ở Việt Nam là vô cùng to lớn, tuy nhiên hiện trạng sử dụng điện từ năng lượng sinh khối ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến, một số rào cản kìm hãm ý định sử dụng năng lượng này.

Hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối ở Việt Nam:

Tổng tiềm năng của năng lương sinh khối ở Việt Nam khoảng 104,4 triệu tấn (2019), tương ứng khoảng 1346 PJ. Các nguồn nhiên liệu sinh khối chính là rơm rạ (32,1%), củi đốt (30,3%), ngô tạp (18,5%), trấu (6,6%) và bã mía (4,0%). Ngoài ra, tài nguyên sinh khối khác như: rác mía (2,8%), thân sắn (2,6%), vỏ lạc (0,2%), vỏ dừa (0,1%) và cà phê trấu (0,5%).

Các quốc gia đã đưa năng lượng sinh khối trở thành lựa chọn quan trọng để phát triển các nguồn năng lượng mới. Tuy nhiên, phương pháp đốt trực tiếp vẫn đang được sử dụng phổ biến, nhất là ở các nước đang phát triển.

Hiện tại, năng lượng sinh khối ở Việt Nam đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực, mức độ ứng dụng ở các ngành là khác nhau. Một số lĩnh vực áp dụng năng lượng sinh khối ở Việt Nam như: dự án khí sinh học ở nông thôn, công nghệ sản xuất điện, nhiên liệu lỏng (xăng sinh học...)

Rào cản dẫn đến trì hoãn sự phát triển năng lượng sinh khối ở Việt Nam

Việt Nam có đến gần 80% dân số đang sống ở nông thôn, nơi mà nguồn năng lượng sinh khối rất dồi dào. Vì vậy, tiềm năng ứng dụng năng lượng sinh khối ở Việt Nam là khá lớn. Ngoài ra, Việt Nam còn là một nước nông nghiệp nên nguồn nhiên liệu gỗ và chất thải nông nghiệp rất phong phú.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển năng lượng sinh khối ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Những khó khăn trở ngại chủ yếu là:

  • Thiếu quy hoạch chiến lược cho việc phát triển nguồn sinh khối.
  • Thiếu sự phối hợp hài hòa giữa các bộ ngành và tổ chức nhằm phác thảo chính sách quốc gia cho vấn đề công nghệ sinh khối và năng lượng tái tạo.
  • Thiếu hụt ngân sách và hệ thống quản lý để phát triển ứng dụng công nghệ sinh khối.
  • Nhà cung cấp thiết bị công nghệ sinh khối thiếu thông tin về nhu cầu thị trường tiềm năng.
  • Ý thức người dân còn kém trong việc sử dụng năng lượng sinh khối cũng như công nghệ của nó.
  • Thiếu mô hình tin cậy để có thể phổ biến ứng dụng công nghệ sinh khối.

Ứng dụng và Triển vọng năng lượng sinh khối ở Việt Nam

Mặc dù tiềm năng của năng lượng sinh khối ở Việt Nam là rất cao nhưng vẫn chưa được khai thác rộng rãi cho mục đích phát điện. Nguyên nhân chính là do khó khăn trong khâu hậu cần

 

Các nguồn năng lượng sinh khối khác ở Việt Nam như: bã gỗ trong xưởng cưa, rơm rạ, trấu và bã mía được coi là nguồn tài nguyên tiềm năng để sản xuất điện trong tương lai. Cho đến nay, mặc dù sẵn có số lượng chế biến lớn, tổng công suất điện mà các nhà máy đường đó bán cho EVN lưới điện chỉ khoảng 16MW. Điều này cho thấy tiềm năng lớn trong việc mở rộng công suất bán điện

Năng lượng sinh khối ở Việt Nam được ứng dụng để sản xuất nhiệt truyền thống: việc đốt sinh khối khô để tạo ra nhiệt đã có từ trước, nhiệt lượng này được dùng để sưởi ấm, nấu ăn,…

Tạo ra nhiên liệu sinh khối: Để cung cấp nhiên liệu cho xe hơi, máy cơ khí cần chuyển đổi sinh khối dạng rắn thành lỏng. Ba dạng nhiên liệu phổ biến thường được dùng là: methanol, ethanol và biodiesel.

Sản xuất điện: Hiện nay có rất nhiều phương pháp chuyển đổi sinh khối thành điện năng. Chúng ta có thể kể đến là: Đốt trực tiếp/tạo hơi nước thông thường, Nhiệt phân, Đốt kết hợp, khí hóa,…

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối ở Việt Nam, một số rào cản dẫn đến sự trì hoãn việc sử dụng, ứng dụng và triển vọng phát triển năng lượng này. Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ góp phần hỗ trợ bạn có thêm nhận thức về năng lượng sinh khối, chúng được sử dụng như thế nào và tiềm năng trong tương lai.

An Gia Green Energy hiện có cung cấp dịch vụ O&M (Dịch vụ kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành) và dịch vụ EPC (Tư vấn, thiết kế, chọn thiết bị, cung cấp thiết bị, thi công lắp đặt & hòa lưới) cho hệ thống điện mặt trời. Ngoài ra, hiện nay An Gia cũng đang cung cấp viên trấu nén và viên gỗ nén – chất đốt sinh khối cho lò đốt hơi.