QUY HOẠCH ĐIỆN VIII - CĂN CƠ CHO NGUỒN ĐIỆN TÁI TẠO

  1. 2023/06/11

Vào ngày 15/05/2023 vừa qua, Thủ tướng chính thức phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 có xét đến năm 2050 (Quy hoạch điện VII). Đây là một bước quan trọng hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

 

Sơ nét về nội dung Quy hoạch điện VIII

 

Kế hoạch này nhằm cung cấp khuôn khổ toàn diện cho sự phát triển của ngành điện ở Việt Nam. Nhằm đón đầu xu thế năng lượng xanh, ưu tiên phát triển mạnh năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa và môi trường của đất nước.

 

Theo đó, Quy hoạch điện VIII nhằm đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của đất nước, phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220kV trở lên. Đồng thời, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển khoa học công nghệ của thế giới.

 

 

Kế hoạch xác định các biện pháp và chiến lược cụ thể để đạt được những mục tiêu này, bao gồm phát triển các nguồn năng lượng tái tạo mới, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, cũng như mở rộng và nâng cấp lưới điện của đất nước. Kế hoạch cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệu quả năng lượng, nghiên cứu và phát triển cùng với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng.

 

Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII được duyệt cũng mang lại sự kỳ vọng to lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, thu hút thêm đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

 

Mục tiêu đến 2030 - Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

 

Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030, khoảng 6,5 – 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 – 2050;

 

Bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN;

 

 

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, nước ta sẽ đạt 50% tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

 

Mục tiêu chuyển đổi năng lượng công bằng

 

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng sản xuất điện, cần tăng cường việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Theo kế hoạch, có thể đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030. Điều này sẽ đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, đồng thời giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

 

Đồng thời, cần phải kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện. Theo mục tiêu đề ra, cần phải giảm phát thải xuống khoảng 204 - 254 triệu tấn vào năm 2030 và khoảng 27 - 31 triệu tấn vào năm 2050. 

 

Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống lưới điện thông minh. Hệ thống này sẽ được thiết kế đủ khả năng tích hợp và vận hành an toàn và hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn. Điều này sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo và đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, an toàn và hiệu quả.


 

Mục tiêu phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo

 

Việt Nam cần chi khoảng 135 tỷ USD trong giai đoạn từ 2021 đến 2030. Trong giai đoạn từ 2021 đến 2050,cần đầu tư khoảng 399,2 đến 523,1 tỷ USD cho phát triển nguồn và lưới điện truyền tải. 

 

Đến năm 2030, dự kiến hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng ở Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Việc sản xuất năng lượng mới được phục vụ xuất khẩu với mục tiêu và quy mô công suất xuất khẩu điện sẽ đạt khoảng 5.000 - 10.000 MW.

 

Chính sách phát triển Quy hoạch điện VIII 

 

Việc triển khai Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng sẽ có tác động đáng kể đến ngành điện Việt Nam và sự phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước. Để đảm bảo thực hiện thành công Quy hoạch điện VIII, Chính phủ Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan trong ngành điện, bao gồm các công ty điện lực, nhà đầu tư và người tiêu dùng. 

 

 

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, Việt Nam dự đoán cần chi khoảng 135 tỷ USD để phát triển ngành điện. Đến giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2050, vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải mà Việt Nam ước tính khoảng từ 399,2 đến 523,1 tỷ USD (theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023). 

 

Đây là một số lượng tiền lớn, đòi hỏi sự đầu tư, chính sách phát triển và quản lý thông minh để đảm bảo việc triển khai các dự án điện được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững. Chính vì vậy, chính phủ sẽ cần phải lựa chọn các chính sách tài chính khác nhau, bao gồm quan hệ đối tác công tư và viện trợ quốc tế.

 

Tóm lại

 

Trên cương vị là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời nói riêng và một người dân Việt Nam nói chung, AG Green Energy vô cùng hân hoan khi biết tin Quy hoạch điện VIII được duyệt. Hy vọng chính sách này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa và môi trường của nước ta, từng bước đưa Việt Nam không ngừng tiến lên trên hành trình phát triển bền vững.