3 lưu ý trong kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời

  1. 2021/10/08
Mỗi chủ đầu tư khi quyết định lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đều mong muốn có điện để sử dụng một cách tiện lợi nhất. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu là một khoản không hề nhỏ, nên các chủ đầu tư luôn cần lưu ý đến những lỗi thường gặp khi sử dựng, đồng thời có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời một cách hợp lý nhất.

Những lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng

Có 3 lỗi chính thường gặp khi sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời:

1. Lỗi lắp đặt hệ thống pin mặt trời

Một trong những lỗi rất dễ mắc phải trong quá trình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đó là lắp đặt hệ thống pin mặt trời không đúng hướng nắng và độ nghiêng không tối ưu. Những điều này sẽ khiến khả năng đón nắng của pin bị hạn chế, dẫn đến sản lượng điện tạo ra không cao như khả năng vốn có. Lỗi này thường do người thi công không có đủ chuyên môn, còn non kinh nghiệm.

Bóng từ tòa nhà bên cạnh hay từ cây cối xung quanh đổ bóng xuống các tấm pin cũng cản trở chúng nhận ánh nắng mặt trời, dẫn đến hiệu suất của hệ thống giảm. Thông thường, bóng xuất hiện do 2 nguyên nhân: một là do đơn vị thi công làm ẩu hoặc thiếu kinh nghiệm; hai là do ngoại cảnh thay đổi như nhà bên cạnh mới xây, cây lớn cao nên tạo bóng,…

2. Lỗi về chất lượng các thiết bị trong hệ thống

Một hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm rất nhiều các thiết bị cùng làm việc như Tấm Pin mặt trời, Bộ biến tần (Inverter), Khung giá đỡ, Dây cáp DC, Phụ kiện,… Chính vì thế, chỉ cần một thiết bị kém chất lượng và bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu suất. Điều này hoàn toàn không thể khắc phục thông qua các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời vì cái cốt lõi bên trong vẫn là cái không thể giải quyết được.

Mục đích ban đầu khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời chính là “tiết kiệm” chi phí điện. Việc “tiết kiệm” để đầu tư hệ thống kém chất lượng với các thiết bị kém chất lượng, hàng nhái hay hàng loại B sẽ làm cho mục đích ban đầu không những không đạt được mà còn phát sinh them nhiều chi phí khổng lồ trong quá trình thay thế, sửa chữa các thiết bị hư hỏng.

3. Lỗi trong kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời

Bụi bẩn, lá cây, rác, phân chim,… có thể làm giảm hiệu suất của các tấm pin mặt trời. Nếu giàn pin đã lâu không được vệ sinh, sản lượng điện tạo ra có thể bị giảm đáng kể.

Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng nắm rõ các mốc thời gian thích hợp cho kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời. Việc để quá lâu không kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống sẽ dễ dẫn đến việc bỏ qua “thời cơ vàng” để sửa chữa các lỗi hư hỏng, thậm chí sẽ gây tốn kém chi phí rất lớn cho việc thay thế thiết bị.

Ngoài ra, việc tự thực hiện hoặc chọn công ty không có uy tín và kinh nghiệm để thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời cũng cũng là một sai lầm không nên. Bởi lẽ, điều đó sẽ dễ dẫn đến việc bỏ sót và không thực hiện đầy đủ, đúng quy trình các công việc cần làm trong quá trình bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa hệ thống, cũng sẽ dẫn đến việc có thể bỏ qua những chi tiết bị hư hỏng cần khắc phục, sửa chữa.

Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời hợp lý

Để tránh gặp phải những lỗi trên, đặc biệt là lỗi trong việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện năng lượng mặt trời, các chủ đầu tư cần nắm rõ những vấn đề sau trong trong toàn bộ kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời:

5 mốc thời gian cần lưu ý (xem thêm)

Có 5 mốc thời gian mà các chủ đầu tư cần nắm rõ và ghi nhớ để không bỏ qua “thời cơ vàng” cho việc bảo trì, phát hiện lỗi và sửa chữa các thiết bị trong hệ thống:

  • Hàng ngày/ Hàng tuần/ Hàng tháng: theo dõi sản lượng điện sản xuất được mỗi ngày thông qua hệ thống giám sát từ xa được cung cấp kèm theo khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
  • Dưới 3 tháng: hệ thống được lắp đặt dưới 3 tháng thì chưa cần phải thực hiện bảo trì vì nếu không có tác động ngoại lực mạnh, trong thời gian này, hệ thống đảm bảo vẫn đang hoạt động tốt.
  • Hằng quý (3 tháng 1 lần): Nên kiểm tra mức độ bám bẩn của hệ thống pin mặt trời hằng quý. Nên vệ sinh hệ thống pin năng lượng mặt trời ít nhất 2 lần/năm (2 quý 1 lần) tại những khu vực ít bụi bẩn, hoặc vệ sinh hệ thống mỗi quý nếu hệ thống được lắp đặt ở khu vực bụi nhiều.
  • Hằng năm: Cần kiểm tra ngoại quan các tấm pin, hệ thống khung, dây dẫn, tủ điện, thông số của bộ hòa lưới inverter.
  • Mỗi 5 năm: Cần kiểm tra tổng thể toàn hệ thống điện mặt trời (hệ thống khung không gỉ sét, dây dẫn không bong tróc, hệ thống pin sạch sẽ, các thiết bị trong tủ điện vẫn vận hành tốt…) Kiểm tra sản lượng điện hàng năm, các đầu nối… trong tủ điện.

Chi tiết các công việc cần thực hiện của dịch vụ O&M (Xem thêm)

Các công việc cần thực hiện gồm 3 mục chính như dưới đây:

Dịch Vụ Giám Sát và Phân Tích Hệ Thống (24/7):

  • Kiểm tra, đánh giá hệ thống.       
  • Điều chỉnh, khắc phục hệ thống. 
  • Giám sát, cảnh báo, xử lý khi có sự cố. 
  • Báo cáo sản lượng hàng tháng   
  • Báo cáo đánh giá hiệu suất hệ thống năm.

Kiểm Tra Hệ Thống Định Kỳ và Xử Lý Sự Cố Bất Thường:

  • Bảo trì, bảo dưỡng biến tần (Inverter): Vệ sinh biến tần, bộ lọc và hệ thống làm mát…; Quét nhiệt kiểm tra quá tải nhiệt và xiết lại ốc tại các điểm đấu nối.       
  • Kiểm tra module: Kiểm tra kết nối hệ thống rail và kẹp; Kiểm tra vị trí điểm nối các module; Kiểm tra bằng trực quan module.
  • Bảo dưỡng tủ AC (vệ sinh, kiểm tra quá tải nhiệt và xiết lại các điểm nối)     
  • Kiểm tra tiếp địa hệ thống 
  • Đo điện trở đất, điện trở cách điện Inverter, Tủ AC.    
  • Kiểm tra, xiết lại các bu lông, ốc bị lỏng hoặc thay thế, sơn sữa lại.  
  • Sửa chửa, bảo hành, thay thế vật tư - thiết bị: sửa chữa thay thế - phụ tùng nhỏ; Sửa chữa, thay thế lớn.

Các hạng mục dịch vụ khác:

  • Kiểm tra độ sạch và tiến hành vệ sinh Module với thiết bị chuyên dụng cùng dung dịch nước rửa pin chuyên dụng. 
  • Lắp máy cảm biến đo bức xạ tại sites và nhiệt độ tấm pin, tính toán và so sánh với hiệu suất thực tế.
  • Chụp quét nhiệt toàn bộ hệ thống module (tầm soát quá tải nhiệt, lỗi cell Pin…)      

Chọn công ty thực hiện dịch vụ O&M (Xem thêm)

Để cho kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời được thực hiện hoàn hảo nhất, các chủ đầu tư nên sử dụng dịch vụ O&M của các công ty chuyên về năng lượng mặt trời. Dưới đây là 5 tiêu chí mà các chủ đầu tư có thể sử dụng trong quá trình tìm kiếm và quyết định lựa chọn công ty nào sẽ thực hiện kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời cho mình:

  • Độ uy tín cao: Công ty được nhiều khách hàng và những đối tác trong ngành đánh giá cao. Đặc biệt, có thể xem xét các đối tác của công ty, càng nhiều đối tác và quy mô các đối tác càng lớn, có sẵn độ uy tín và nổi tiếng trên thị trường thì công ty càng có độ uy tín cao.
  • Dày dạn kinh nghiệm: Điều này không hẳn là liên quan đến số năm mà công ty thành lập, nó liên quan đến số lượng và quy mô các công trình mà công ty đã thực hiện.
  • Đảm bảo chất lượng: Chất lượng của các công trình mà công ty đã thực hiện thường có thể được đánh giá trực quan dựa trên những hình ảnh mà công ty đăng tải. Ngoài ra, điều này cũng sẽ được thể hiện thông qua việc công ty được các khách hàng cũ đề cử, hoặc cho đánh giá và nhận xét tích cực ở website và các trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,… của công ty.
  • Kế hoạch thực hiện rõ ràng: Công ty có thể cung cấp cho bạn ngay lập tức hoặc bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các bước chi tiết, rõ ràng, cụ thể trong toàn bộ kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời mà công ty sẽ thực hiện.
  • Chi phí hợp lý và minh bạch: Chi phí cho kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời cần hợp lý so với quy mô và chi phí đầu tư ban đầu của hệ thống. Đặc biệt, trong quá trình đàm phán, chi phí phải được công khai minh bạch cho khách hàng biết, được tính toán và liệt kê chi tiết, cụ thể rõ ràng, không đột nhiên phát sinh thêm chi phí hoặc phụ thu trong quá trình thực hiện.

An Gia chính là một trong những lựa chọn tốt nhất cho các chủ đầu tư trong việc thực hiện vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện năng lượng mặt trời. An Gia tự tin có thể đảm bảo được cả 5 tiêu chí trên, đem lại cho các khách hàng những công trình điện mặt trời với hiệu suất hoạt động tốt nhất và an toàn nhất.